Cách trồng Trân Châu Ngọc Trai

Trân châu ngọc trai, tên khoa học là Micranthemum ‘Monte Carlo’, vốn là 1 loại cây tiền cảnh phổ biến và thuộc loại dễ trồng và chăm sóc nhất. Gần đây tcnt trở nên rất phổ biến ở VN vì vẻ đẹp và sự dễ tính của nó. Tuy nhiên nhiều anh em vẫn thất bại với loài cây này, còn một số khác thì thành công nhưng rất “hên xui”, lúc được lúc không mà chẳng biết lý do vì sao.
Bài viết này xin chia sẽ toàn bộ thông tin cần thiết cho anh em hiểu rõ hơn và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho anh em mê thuỷ sinh Vn chinh phục nó.

1. Thông tin cơ bản

– loại cây thảm, tiền cảnh, có thể trồng trên lũa, đá..
– nguồn gốc: Nam Mỹ
– tốc độ phát triển: nhanh, trung bình, so sánh tốc bộ bò với những loại cây tiền cảnh phổ biến khác như sau: Trân Châu Nhật (nhanh nhất)>  Trân Châu Ngọc Trai > Trân Châu Cuba > Ngưu Mao Chiên Lùn Xòe
– chiều sao: tối đa 3-4cm
– đòi hỏi ánh sáng trung bình đến mạnh, nhiệt độ từ 20-29 độ (tốt nhất dưới 27 độ), co2 không nhất thiết phải có nhưng sẽ phát triển đẹp và mạnh hơn nếu có đầy đủ (từ 15-30 ppm co2)
– dinh dưỡng: đòi hỏi nhiều Carbon và Oxi, N P K, Fe vi lượng cần đủ, không quá đòi hỏi, đặc biệt thích Nitrogen ở dạng nh3/nh4
– thích nước sạch, ít tạp chất hữu cơ, rất dễ bị rêu hại tấn công và chết.

2. Những yếu tố đáng quan tâm nhất khi trồng tcnt

– Điều quan trọng nhất khi trồng tcnt là tránh để nó bị rêu hại tấn công. TCNT vốn rất yếu trong việc chống trọi rêu hại thời gian đầu nên khi hồ mất cân bằng, lá tcnt dễ bị chuyển màu đậm vì rêu hại bám, hoặc có thể bị tảo nâu tấn công và chết dần. Đây là thất bại thường gặp nhất của dân chơi tcnt. Vậy nên thời gian đầu nên thay nước hằng ngày hoặc cách ngày (tùy nền) từ 30-40% nước hồ, ánh sáng thời gian đầu không nên để quá nhiều.

– TCNT không nhất thiết cần ánh sáng mạnh để phát triển, nó có thể phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu và vừa, tuy là bò hơi chậm nhưng lại ít nguy cơ bị rêu hại tấn công hơn.1 hồ 60cm 40cm 40cm chỉ cần 2 bóng T8 jebo là đủ cho tcnt, 2 bóng t5 odysea thì dư sức, và nên gác cao lên chút để hạn chế bùng phát rêu hại. Khi tcnt phát triển mạnh rồi thì các bạn có thể tăng đèn dần, và ánh sáng cao làm tcnt bò nhanh hơn nữa (với điều kiện cung cấp đủ dinh dưỡng, co2 và giữ hồ sạch rêu hại). Tuy nhiên nếu bạn dùng nhiều đèn mà không cung cấp đủ dinh dưỡng, co2 cho nó, tcnt sẽ có xu hướng chui xuống nền né sáng, hoặc lá nhỏ lại khi thiếu co2.

– Khi trồng TCNT, các bạn nên tách ra cắm xuống từng ngọn sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho nó bò. Tốt nhất là từng đọt dài 2-3cm rồi cắm xuống nền ½ đọt đó.

– Cung cấp đủ co2 sẽ làm việc chinh phục loại cây này trở nên dễ dàng hơn nhiều. Tcnt cần rất nhiều carbon để phát triển nên carbon hữu cơ trong nước là chưa đủ với nó, cung cấp khí nén co2 sẽ làm co2 mọc xung hơn, bò nhanh và khỏe mạnh chống trọi với rêu hại tốt hơn. Ngoài ra co2 dạng lỏng từ Seachem Excel cũng rất hiệu quả với tcnt. Nếu hồ quá nhỏ bạn có thể chỉ cần dùng excel, nhưng hồ 60 trở nên thì nên cung cấp khí nén hoặc nếu có thể thì kết hợp cả khí nén và excel. Ngoài ra những hồ trồng tcnt nên dùng lọc váng để lượng o2 từ không khí, tầng mặt luân chuyển vào hồ tốt hơn, làm co2 có thể ở mức cao mà không nguy hại đến cá tép.

– TCNT thường được trồng ở tiền cảnh, nơi thấp nhất trong hồ nên dinh dưỡng, ánh sáng và đặc biệt là co2 rất khó được dòng chảy đưa đến. Đảm bảo dòng chảy đưa dinh dưỡng và co2 đến tầng đáy hồ là việc làm vô cùng cần thiết. TCNT trong nhiều hồ hay ngóc đầu lên cao để tìm co2 và dinh dưỡng, chứ không hẳn là nó cần thêm ánh sáng, các bạn mới chơi hãy lưu ý điều này. Nhiều bạn cứ thấy TCNT mọc cao lên là mặc định phải gác thêm đèn vào, hậu quả là rêu hại bùng phát và TCNT càng dễ chết hơn.

– Thêm thông tin thú vi nữa là toàn bộ những hồ của mình, và của những khách hàng mình từng làm việc, tcnt sẽ bò rất khỏe và sát nền khi có lượng co2 bọt li ti bắn ra từ lọc hay cốc sủi. Lý giải cho điều này cũng đơn giản, cây cạn bao gồm tcnt và nhiều cây khác sẽ tiếp xúc trực tiếp với Carbon trong không khí, còn ở dưới nước, lượng ppm Carbon tuy cao hơn trên cạn nhưng lại khó được hấp thụ trực tiếp vào lá hơn, và tất nhiên bọt khí co2 sẽ giúp cây hấp thu trực tiếp vào biểu bì lá tốt hơn. Anh em nào đã hay thất bại với tcnt, thậm chí là tcn hay tc cuba, có thể thử và cảm nhận sự hiệu quả.

– TCNT rất thích nguồn dinh dưỡng đa lượng N từ nh3/nh4. Những hồ nào cung cấp lượng N từ Nh3/nh4 thay vì No3 thì lá tcnt sẽ xanh, mướt và to tròn hơn, tốc độ bò cũng nhanh hơn rõ rệt. Tuy nhiên TCNT cũng dễ bị rửa lá khi nền hoặc nước có nồng độ nh3/nh4 quá cao. Nên những hồ dùng nền nhiều nh3 thời gian đầu như ADA thì nên thay nước 1 vài tuần rồi hãy trồng. Cá tép chết hang loạt gây nh3 bùng phát cũng có nguy cơ làm rửa lá tcnt. Lượng nh3 tốt cho tcnt thường ở mức 0.1 đến 0.2 ppm, nhưng dùng nh3 cũng có nhiều nguy cơ nên mình không khuyến khích anh em mới chơi. Mình có up kèm 1 số hình tcnt châm phân nước nguồn nh3, 1 clip mô tả sơ cách tính và cách pha phân nước nh3 ở cuối bài, nhưng vì lý do trên nên mình sẽ không hướng dẫn rõ public, anh em nào có kinh nghiệm muốn trải nghiệm thêm thì trao đổi với mình sau nhé.

– Những nền phù hợp với TCNT: Contro Soil (TCNT rất thích nền này), Gex Xanh, Aquafor, SmkII, ADA (đã cycle), Oliver Knot, 1 số nền trộn tan dinh dưỡng ít như nền trộn Lý Vũ Aquamery. Và TCNT có thể trồng tốt trên nền trơ, trồng trên lũa, đá…

– Về các thông số nước (cho các bạn quan tâm), TCNT chịu được được độ pH tốt từ 5-9, nhưng pH thấp 4-5 dễ làm rữa lá. kH từ 0-10, TCNT chịu đựng tốt mọi độ kiềm của nước. gH từ 1 trở lên, TCNT cần Ca và Mg hiện diện trong nước nên gH 0 từ nước RO sẽ không trồng được TCNT. No3 tốt nhất từ 5-10, po4 từ 0.5 – 2, Kali từ 5-20 ppm, Fe nên ở mức 0.1 ppm trở lại và đầy đủ các nguyên tố vi lượng khác. Nh3 nên ở mức 0.3 ppm trở lại.

 

Nguồn: thuysinhaz.com

Hotline: 079 585 2222
© 2020 BunAquaCoffee